Nhiệt miệng là một trong những hiện tượng bệnh phổ biến trong tất cả các lứa tuổi. Tình trạng này không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng luôn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, đau rát trong quá trình ăn uống.
Vậy, thực tế nhiệt miệng là gì? Các nguyên nhân và biện pháp chữa trị nhiệt miệng tại nhà như thế nào? Bài viết sau của RON INTERNATIONAL sẽ chia sẻ đầy đủ và chi tiết nhất đến bạn đọc.
Mục lục chính
Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng những mô mềm ở trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu xuất hiện những vết loét nhỏ, nông. Những vết loét này được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Thông thường, nhiệt miệng có thể kéo dài từ 7-10 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau rát, khó chịu khi ăn uống hay nói chuyện.
Vậy, nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là gì? Theo lý giải của Đông Y, nhiệt miệng là do cơ thể người bị nóng trong hoặc ăn đồ nóng quá nhiều. Tuy nhiên, theo Y học Tây Y vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của loại bệnh này.
Theo thông báo được Bộ Y tế Anh đưa ra, có nhiều yếu tố có liên quan đến sự phát triển của vết loét, chẳng hạn như:
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.
- Dị ứng với thực phẩm như cà phê, sôcôla, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi.
- Người bị stress cũng có nguy cơ bị nhiệt miệng cao.
- Virus và vi khuẩn.
- Thay đổi nội tiết tố, kinh nguyệt, tuổi dậy thì…
- Tổn thương miệng, xước da, chảy máu…
- Chế độ dinh dưỡng kém không hợp lý
Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng
Thông thường khi bị nhiệt miệng, trong niêm mạc miệng sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1-2 mm. Những đốm trắng to dần, hơi mọng nước, vài ngày sau sẽ vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét phát triển và ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp.
Trong miệng có thể bị viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Những vết loét này có thể xuất hiện ở những vị trí như dưới lưỡi, dưới niêm mạc, hoặc ở lưỡi và niêm mạc miệng. Khi nhiệt miệng nặng hơn có thể gây tấy đỏ và rất đau. Thậm chí có người còn bị sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn.
Cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà
Nhiệt miệng không hề khó chữa, để giảm các loại viêm loét có thể dùng thuốc kháng sinh, hoặc thường xuyên vệ sinh răng miệng… Hãy Cố gắng bổ sung các loại vitamin B, C, A liều cao để tái tạo niêm mạc. Tuy nhiên, đôi khi những vùng viêm nhiễm quá nặng thì cần phải cấy máu nếu nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Ngoài ra, để bạn có thể thử một số cách phòng trừ và chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản sau:
- Súc miệng (hoặc ngậm trong miệng một lúc) bằng nước muối loãng, giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh lành hơn.
- Súc miệng bằng nước cốt dừa ép từ cùi dừa 3-4 lần/ngày. Nhiều người không biết rằng, nước cốt dừa có tính sát khuẩn cao giúp diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng làm dịu cơn đau do nhiệt gây ra.
- Ngâm một thìa hạt rau mùi với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng, ngày 3-4 lần. Hỗn hợp nước rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng hiệu quả.
- Dùng 300g củ cải trắng, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc. Dùng nước củ cải súc miệng 3 lần/ngày.
- Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, nghệ kháng viêm giúp vết loét nhanh bình phục.
Ăn gì, kiêng gì khi bị nhiệt miệng?
Ngoài việc chữa nhiệt miệng tại nhà bằng những mẹo vặt trên, cần quan tâm đến chế độ ăn hằng ngày giúp giảm nóng trong cũng là cách phòng tránh và chữa nhiệt miệng cực tốt. Một số cách giúp giảm nóng trong như:
- Rang đỗ đen lên sau đó bỏ vào nước ninh kỹ, lấy nước uống thay nước hằng ngày.
- Xay hoặc nấu nước rau má, râu ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5-2 lít/ngày.
- Không uống nước đá lạnh.
- Vào mùa hè, nên uống nhiều nước hơn bình thường một chút.
- Đặc biệt hạn chế ăn các món ăn quá cay nóng, sử dụng quá nhiều gia vị như ớt, tỏi, gừng, tiêu…
- Chọn ăn các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan…
- Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.
- Sử dụng dung dịch nước súc miệng See Premium của RON INTERNATIONAL. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên vừa giúp trị nhiệt miệng và chống hôi miệng cực hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa nhiệt miệng tại nhà vô cùng hiệu quả được chia sẻ bởi RON INTERNATIONAL. Kiên trì thực hiện theo đúng những hướng dẫn trên kết hợp cùng việc vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh và giảm tình trạng nhiệt miệng cực hiệu quả.
Hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng của cả gia đình để luôn có nụ cười trắng sáng tự nhiên nhất!