Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu phát ra từ khoang miệng. Đây không phải là bệnh nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, tuy nhiên lại làm ảnh hưởng trong việc giao tiếp khiến nhiều người mất tự tin. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng là gì và cách xử lý ra sao? Tất cả sẽ được Ron International giải đáp qua bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục chính
Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Hôi miệng là loại bệnh khi phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu. Loại bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Đây là 1 trong 3 chứng bệnh phổ biến về nha khoa chỉ sau sâu răng và viêm nha chu. Khoảng 25% dân số trên thế giới mắc chứng bệnh này ở các mức độ khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
Bệnh lý về răng miệng
Việc này xảy ra do sự phân hủy các protein của vi sinh vật trong khoang miệng. Chúng sản sinh ra các chất như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide gây mùi khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này thường là do:
- Thức ăn sót lại trong miệng hoặc giữa các kẽ răng bị vi khuẩn phân hủy và tạo ra các mùi hôi
- Viêm nha chu: Là tình trạng lợi bị sưng và viêm do các vi khuẩn gây ra. Nếu kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ hình thành nên các túi vi khuẩn giữa lợi và răng để gây ra tình trạng hôi miệng
- Sâu răng: Các lỗ hổng trong răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn trú ẩn, sản sinh và gây ra mùi hôi thối
- Cao răng: Các mảng bám đóng vào chân răng tạo thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, là nguyên nhân gây hôi miệng
- Viêm lưỡi: Đây là lợi dễ lưu lại các mảnh vụn của thực phẩm. Là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi
- Khô miệng: Tuyến nước bọt có trách nhiệm giữ cho vùng khoang miệng luôn được ẩm, giúp làm sạch và tiêu hóa thức ăn, làm giảm tính axit trong miệng. Tuy nhiên, khi nước bọt tiết ra ít thì tính axit trong khoang miệng tăng cao dẫn đến vi khuẩn tăng lên
- Một số bệnh lý khác như ung thư, viêm loét dạ dày, suy gan, tắc nghẽn ruột và một số bệnh trao đổi chất khác cũng sẽ khiến chứng bệnh trầm trọng hơn.
Hôi miệng do thuốc
Hiện nay một số loại thuốc gây ra tình trạng hôi miệng như: thuốc nhóm bệnh thần kinh, thuốc kháng histamin. Các loại thuốc an thần này sẽ làm giảm quá trình sản xuất nước bọt. Gây ra tình trạng khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Bên cạnh đó sử dụng kháng sinh không phù hợp cũng là nguyên nhân gây mất đi các vi khuẩn có lợi trong khoang miệng. Tạo cơ hội cho các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây ra hôi miệng nặng.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng rất hớn đến tình trạng hôi miệng. Trong đó thói quen hút thuốc lá làm giảm lượng nước bọt tiết ra khiến khoang miệng thường xuyên bị khô. Điều này gây ra các bệnh lý về khoang miệng.
Với một số người hôi miệng các loại gia vị có mùi đặc trưng mạnh như hành, tỏi cũng sẽ tăng mùi hôi miệng. Bởi sau khi được tiêu hóa và hấp thụ các phân tử có mùi sẽ đi vào máu và được bài tiết qua phổi khiến cho hơi thở có mùi khó chịu.
Ngoài ra sử dụng các loại thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, cá, phô mai sẽ làm các chứng bệnh hôi miệng trở nên trầm trọng. Còn với các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, đồ ăn vặt, kẹo, socola khi mắc vào trong các rãnh răng sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển. Từ đó hình thành ra các loại răng sâu kéo theo tình trạng hôi miệng
Nên làm gì để phòng tránh hôi miệng?
Duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày
Việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng ngay sau khi ăn là điều vô cùng thiết và là liệu pháp đơn giản góp phần điều trị chứng hôi miệng. Đặc biệt, nước súc miệng nha khoa sẽ giúp cho hàm răng của bạn luôn chắc khỏe và làm giảm được lượng vi khuẩn gây ra mùi hôi cho khoang miệng.
Bạn có thể tham khảo nước súc miệng Nước Súc Miệng See Premium của Ron International. Đây là sản phẩm hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn tốt nhất hiện nay. Có các thành phần chiết xuất từ tự nhiên vô cùng an toàn, See Premium an toàn và dịu nhẹ có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Duy trì sử dụng hằng ngày không chỉ mang đến hơi thở thơm mát mà còn giúp vệ sinh toàn diện khoang miệng một cách tối ưu nhất.
Uống nước nhiều
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng hằng ngày thì bạn cũng không nên bỏ qua việc cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể. Nước sẽ giúp làm trôi đi những thức ăn mắc lại trong khoang miệng. Ngoài ra, nước còn giúp làm ẩm khoang miệng và đẩy lùi vi khuẩn gây hại. Không được để khoang miệng bị khô vì đây là cơ hội cho các vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
Hạn chế các loại thực phẩm và thói quen dễ gây ra hôi miệng
Cà phê, nước ngọt, rượu hay thuốc lá sử dụng thường xuyên sẽ hiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Do đó, hãy hạn chế mức tối đa việc sử dụng những loại thực phẩm này hằng ngày và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Tránh những thức hành chứa nhiều hành, tỏi là nguyên nhân khiến cho hơi thở của bạn khó chịu.
Hy vọng, với những kiến thức trên bạn sẽ biết cách phòng hôi miệng ngay từ hôm nay. Để nhận được hỗ trợ về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp thì hãy liên hệ với Ron International theo số điện thoại 0888.34.54.74 nhé!
- Đánh giá sản phẩm kem tế bào gốc chống nắng Begen Premium Stem Cell
- Hướng dẫn 7 mẹo chăm sóc da vào mùa hè trắng sáng cho phái nữ
- Tác dụng của kem chống nắng là gì? Cách lựa chọn kem chống nắng
- Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà
- Xịt khoáng có tác dụng gì? Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp cho da