Có mấy loại tế bào gốc trong cơ thể con người? Mỗi loại có nguồn gốc và đặc điểm như thế nào? Cùng Ron International đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Nếu như tế bào tại từng cơ quan có nhiệm cụ thể và các chức năng riêng biệt thì tế bào gốc lại không xác định chính xác mục đích của nó. Tuy nhiên, đây lại là tế bào quan trọng nhất trong cơ thể, có khả năng phân hóa thành bất kì loại tế bào nào khi cơ thể cần.
Nhiều người cho rằng tế bào gốc chỉ có một loại duy nhất. Nhưng trên thực tế nó có nhiều loại tế bào gốc khác nhau trên cơ thể con người. Mỗi loại mang một đặc điểm và nguồn gốc riêng.
Mục lục chính
Nguồn gốc của tế bào gốc
Tế bào gốc được hình thành chủ yếu do phôi và các mô trên cơ thể trưởng thành. Không chỉ có nhiều ứng dụng và tạo nên bước tiến mới trong việc chữa bệnh, mà tế bào gốc cũng là một giải pháp hữu hiệu trong lĩnh vực làm đẹp.
Vì vậy, hiện nay các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu cách thức hình thành và phát triển tế bào gốc từ những nguồn tế bào khác thông qua công nghệ “tái lập trình” di truyền.
Hiện nay, có hai cách làm đẹp với tế bào gốc được đông đảo chị em lựa chọn là tiêm cấy trực tiếp tế bào gốc tự thân và sử dụng mỹ phẩm tế bào gốc. Trong hai phương pháp này, sử dụng dung dịch mỹ phẩm tế bào gốc là cách an toàn và hiệu quả nếu bạn kiên trì thực hiện hằng ngày. Các loại dung dịch này thay thế cho các bước chăm sóc da cơ bản thông thường nên vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian cho phái đẹp.
Trong khi đó, phương pháp tiêm cấy trực tiếp tế bào tự thân lại chưa được Bộ Y tế khuyến khích. Do vậy, nếu bạn cảm thấy không an tâm với giải pháp này, có thể tham khảo một số loại mỹ phẩm tế bào gốc hiệu quả của Ron International:
- Serum Tế bào gốc BFS12 Enju
- Tế bào gốc phục hồi làm trắng da Enju
- Mặt Nạ Tế Bào Gốc Vàng 24k Dr. BeFace
Tế bào trưởng thành (adult stem cells)
Khi cơ thể đã phát triển và lớn dần lên, thậm chí ngay khi hình thành hoàn thiện phôi cũng là lúc tế bào gốc trưởng thành xuất hiện trên toàn bộ cơ thể bạn. Đây là tế bào chưa được biệt hóa nhưng chuyên biệt hơn các loại tế bào còn lại và ở trạng thái này trong suốt quá trình sống của cơ thể.
Tế bào gốc trưởng thành có thể phân hóa để trở thành bất kì loại tế bào nào mà cơ thể cần như da, cơ, mô,… Khi các cơ quan xuất hiện những tổn thương hoặc cần huy động để đảm bảo sự phát triển, tế bào gốc trưởng thành sẽ được phân hóa.
Hằng ngày, các cơ quan và mô trong cơ thể liên tục được làm mới, đặc biệt là những bộ phận hoạt động nhiều như ruột và tủy xương. Tế bào gốc tại các cơ quan này sẽ thường xuyên phân chia để thay thế, bảo trì và sửa chữa, đảm bảo hoạt động bình thường cho cơ thể.
Hiện tại, các nhà khoa học đã tìm thấy tế bào gốc xuất hiện tại những mô: Não, Tủy xương, Máu và mạch máu, Cơ xương, Da, Gan.
Tế bào gốc phôi (embryonic stem cells)
Loại thứ hai trong danh sách các loại tế bào gốc cũng được đánh giá cao nhất – tế bào gốc phôi. Đây là tế bào gốc vạn năng, chưa biệt hóa, được lấy từ khi phôi thai hình thành trong khoảng 4-7 ngày tuổi. Chúng có thể phân hóa thành mọi tế bào trong cơ thể khi cần huy động mà không có bất cứ rào cản nào. Đây cũng là tế bào gốc mạnh nhất trong tất cả các loại tế bào.
Ở giai đoạn này, phôi sẽ có dạng hình cầu, được gọi là phôi túi (blastocyst). Phôi túi có cấu trúc gồm 3 phần: lớp tế bào ngoài cùng (trophoblast), một khoang chứa dịch và một nhóm khoảng 30 tế bào vạn năng nằm lệch về một cực. Để thu về tế bào gốc phôi, sẽ cần dùng enzyme đặc biệt để phân tách tế bào của cả khối này.
Việc thụ tinh nhân tạo ngày nay chính là một trong những ứng dụng nổi bật nhất của tế bào gốc phôi.
Tế bào gốc thai (foetal stem cells)
Tế bào gốc thai là tế bào loại vạn năng hoặc đa năng, được phân lập từ quá trình nạo phá thai hoặc từ máu cuống rốn sau khi sinh đẻ.Tế bào gốc thai có tiềm năng phát triển thành hầu hết các mô và cơ quan khác nhau. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, đây là tế bào gốc trưởng thành nhưng ở trình độ biệt hóa thấp.
Bên cạnh tế bào gốc thai, còn có tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cells). Đây là loại tế bào được phân lập từ nhau thai, dây rốn và máu dây rốn.
Cả hai loại tế bào gốc này đều liên quan đến vấn đề nạo phá thai, hủy phôi hay chọc dịch ối trước sinh.
Tế bào gốc trung mô MSC
Tiếp theo trong danh sách các loại tế bào gốc đó là tế bào gốc trung mô MSC. Loại tế bào này được tìm thấy ở stroma và các mô bao quanh cơ, hoặc những mô khác.Các nhà khoa học đã dùng MSC như tế bào xương, sụn hay tế bào mỡ để tạo ra những mô mới.
Trong tương lai, đây được dự đoán là những tế bào đóng vai trò quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề về sức khỏe.
Tế bào gốc vạn năng cảm ứng (induced plutipotent stem cell)
Khác với những tế bào gốc trên, tế bào gốc IPS vạn năng cảm ứng được tạo ra từ phòng thí nghiệm thông qua tế bào da và mô đặc hiệu. Tế bào này là một dạng mô phỏng, có chức năng và cách hoạt động giống như tế bào gốc phôi. Vì vậy, nó có thể ứng dụng trong rất nhiều giải pháp điều trị bệnh sau này.
Hiện nay, việc phát triển và nghiên cứu tạo ra số lượng lớn tế bào gốc phôi được đánh giá là đơn giản hơn tế bào gốc trưởng thành. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu với cả hai loại tế bào này để tạo ra những thành tựu lớn trong tương lai không xa.
Bản thân tế bào gốc không phục vụ bất kì một mục đích nào nhưng lại đóng vai trò quan trọng. Chúng sẽ huy động các loại tế bào gốc phù hợp để chữa lành tổn thương, tái tạo mô cũng như đảm bảo sự phát triển cho cơ thể.
Vì vậy, dù có mấy loại tế bào gốc thì tất cả các tế bào này đều rất quan trọng. Trong tương lai, những nghiên cứu về tế bào gốc chắc chắn sẽ tạo nên rất nhiều thành tựu y học và làm đẹp vượt bậc.