Nhiệt miệng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây ra cảm giác đau đớn khi khi đánh răng hay ăn uống. Nếu kéo dài, sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc hằng hằng.
Vệ sinh răng miệng thôi là chưa đủ, bạn cần có cách chữa trị và phòng tránh nhiệt miệng quay lại. Cùng bỏ túi ngay danh sách 10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà, đơn giản hiệu quả được chia sẻ bởi RON INTERNATIONAL dưới đây nhé!
Mục lục chính
Tự pha nước súc miệng
Súc miệng thường xuyên là cách để bảo vệ răng miệng tốt nhất. Ngoài việc sử dụng các loại nước súc miệng sẵn có trên thị trường, bạn có thể thử tự pha nước súc miệng đơn giản tại nhà với những nguyên liệu cực dễ tìm kiếm. Chẳng hạn:
- Hỗn hợp baking soda cùng lô hội và nước ấm: Chỉ cần cho một thìa cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Sau đó sử dụng để súc miệng mỗi ngày cho đến khi hết nhiệt miệng.
- Sử dụng nước ép cà chua sống: Chỉ cần ép cà chua lấy nước sau đó nuốt dần hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày, hiệu quả sẽ đến rất nhanh.
- Nước khế chua: Xay nhuyễn 2-3 quả khế chua rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội. Súc miệng với dung dịch đã pha. Thực hiện nhiều lần trong ngày mỗi khi rảnh rỗi.
Những công thức trên khá đơn giản nhưng “siêu” hiệu quả. Lô hội, cà chua hay khế chua đều có khả năng sát khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể thử nghiệm sản phẩm nước súc miệng See Premium của RON INTERNATIONAL.
Chườm đá lạnh
Chườm đá làm chậm sự phát triển của vết loét, giảm sưng và đau khá hiệu quả. Ngậm viên đá nhỏ trong miệng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau và giảm viêm cực tốt. Nếu cảm thấy khó chịu hãy ngậm từ 1-2 viên đá để cải thiện ngay tình trạng nhiệt miệng.
Kiêng ăn đồ nướng hoặc rán
Khi bị nhiệt, việc cẩn trọng trong ăn uống là điều cực kỳ cần thiết. Nên tránh ăn các món ăn quá cay nóng hoặc sử dụng quá nhiều gia vị như ớt, tỏi, gừng, tiêu… Những loại thực phẩm nên ăn đó là cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Chúng sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiệt miệng tốt nhất. Ngoài ra, cần tránh ăn thịt chó, các loại mắm hoặc đồ nướng, rán sẽ khiến tình trạng nhiệt miệng xảy ra trầm trọng hơn.
Tăng cường bổ sung các loại vitamin B
Bị nhiệt có nghĩa cơ thể sẽ bị nóng trong, do vậy, lựa chọn các loại vitamin như B12, B6 sẽ là cách ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Ngoài ra, các loại vitamin này còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Ngoài việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày, bạn cũng cần tăng cường hấp thụ các loại vitamin C, A để cải thiện sức đề kháng của bản thân.
Bổ sung sắt
Việc bổ sung sắt cũng được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng giúp giảm nhiệt miệng cực tốt. Cần bổ sung chính xác lượng sắt cần thiết trong các bữa ăn để giảm tình trạng nhiệt miệng.
Ăn sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm cực tốt cho cơ thể. Không chỉ giúp giảm cân, đẹp da mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng cực hiệu quả. Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp chữa lành vết nhiệt. Vị thơm mát, dịu của sữa chua cũng có khả năng giảm đau cực tốt.
Uống DGL – Deglycyrrhizinated – một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng: những người bị bệnh súc miệng với dung dịch DGL 4 lần/ngày với nước ấm sẽ giúp giảm đau cực tốt. 75% bệnh nhân sử dụng dung dịch DGL đã cải thiện được 50-75% vết loét trong ngày đầu tiên và hoàn toàn lành lặn trong 3 ngày sau đó.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị ½ thìa cà phê DGL trộn cùng với ¼ cốc nước ấm. Thực hiện súc miệng 4 lần mỗi ngày để giảm cơn đau. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung chiết xuất rễ cam thảo dưới dạng viên nén nhai được 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, vừa giúp chữa nhiệt vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Súc miệng bằng giấm táo
Giấm táo là một trong những dung dịch có chứa nhiều axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn trong khoang miệng. Chỉ cần pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng dung dịch sẵn có súc miệng hằng ngày để nhanh chóng giúp các vết loét miệng nhanh chóng biến mất. Dung dịch nước giấm táo có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên đối với tình trạng nhiệt miệng.
Nước oxy già
Nếu các vết loét miệng quá miêng trọng, hãy sử dụng trực tiếp dung dịch oxy già loãng (½ nước – ½ oxy già) thấm bông và vệ sinh quanh vết loét. Không ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị. Oxy già giúp sát khuẩn hàng ngày và chữa nhiệt miệng cực tốt.
Chè (trà đen)
Nếu bị nhiệt miệng, bạn có thể dùng bã chè tươi, cho vào túi và đắp túi chè ướt vào vết loét, nó sẽ làm giảm đau và viêm nhanh chóng. Trong bã chè có chất tanin với tác dụng sát khuẩn và chữa nhiệt miệng cực tốt.
Hy vọng 10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà được RON INTERNATIONAL chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng tạm biệt những cơn đau rát, khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, hãy nhớ vệ sinh và súc miệng hằng ngày với nước súc miệng See Premium để phòng tránh nhiệt miệng quay lại.